www.Kythuatdaukhi.com
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diễn Đàn Kỹ Sư Dầu Khí Việt Nam. Hãy đăng nhập nếu bạn đã là thành viên và đừng ngại chia sẽ những kiến thức của bạn. Hãy đăng ký nếu bạn chưa phải là thành viên và cùng thảo luận cùng chúng tôi.
www.Kythuatdaukhi.com
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diễn Đàn Kỹ Sư Dầu Khí Việt Nam. Hãy đăng nhập nếu bạn đã là thành viên và đừng ngại chia sẽ những kiến thức của bạn. Hãy đăng ký nếu bạn chưa phải là thành viên và cùng thảo luận cùng chúng tôi.
www.Kythuatdaukhi.com
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.


Kỹ Thuật Dầu Khí
 
HomeMailLatest imagesSearchRegisterLog in

 

 MỘT SỐ CÁCH NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM!

Go down 
AuthorMessage
adove
Kỹ Sư Chủ Chốt
Kỹ Sư Chủ Chốt
adove


Tổng số bài gửi : 74
Join date : 2010-08-30
Age : 35
Đến từ : I come from Bac Ninh province ( tôi ko hy vọng, tôi chỉ có niềm tin, tôi không thất vọng mà chỉ là thử thách )

MỘT SỐ CÁCH NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM! Empty
PostSubject: MỘT SỐ CÁCH NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM!   MỘT SỐ CÁCH NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM! I_icon_minitimeMon Sep 27, 2010 11:31 am

Trọng âm của từ trong tiếng Anh



Việc học trên lớp thường tập trung vào ôn tập ngữ pháp, khiến cho dạng bài xác định trọng âm trong các đề thi trở nên tương đối khó với các em học sinh. Tôi cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về phát âm trong bài học này.



Thế nào là trọng âm từ? Trọng âm từ là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác.


Để làm dạng bài tập này trước tiên các em phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.


Sau đây Tôi xin giới thiệu với các em một số quy tắc chung nhất để nhận biết trọng âm tiếng Anh.


1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble

Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy


Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...


Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: FOllow, BOrrow...

Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhấn trọng âm.

Ví dụ: PAradise, EXercise


2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai

Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN


Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhấn trọng âm.

Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...


Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhấn trọng âm.

Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...


3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên


Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên

Ví dụ:

Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...

Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...

Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.


4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên


Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:

Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.

Ví dụ: CRItical, geoLOgical


5) Từ ghép (từ có 2 phần)

Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...

Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...

Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...


Lưu ý:

1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

2. Các phụ tố bản thân nó nhấn trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine

3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).


Examples:

Chọn từ có trọng âm chính nhấn vào âm tiết có vị trí khác với những từ còn lại:

1. A. study B. reply C. apply D. rely


2. A. deficiency B. deficit C. reference D. deference


3. A. employee B. referee C. committee D.refugee


4. A. tenant B.common C. rubbish D.machine


5. A. company B. atmosphere C.customer D. employment


6. A. animal B. bacteria C. habitat D.pyramid


7. A. neighbour B.establish C. community D. encourage


8. A. investment B. television C. provision D. document


9. A.writer B.teacher C.builder D. career


10. A. decision B. deceive C. decisive D. decimal
Have you succeed in English!
Back to top Go down
 
MỘT SỐ CÁCH NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM!
Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
www.Kythuatdaukhi.com :: (¯`v´¯)°·♥°·♥ † Dân Dầu Khí Cần Biết † ♥·°♥·°(¯`v´¯) :: Học Tốt Tiếng Anh-
Jump to: